Viêm lợi rất phổ biến, cả người lớn và trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt người lớn trên 30 có gần ½ người viêm lợi. Vậy viêm lợi là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân thường gặp của bệnh là gì? Bài viết sau đây, BS.CKI Nguyễn Thị Châu Bản, khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK Tâm Anh TPHCM sẽ giải đáp những thắc mắc về viêm lợi.
Viêm lợi (viêm nướu hay gingivitis) là tình trạng mảng bám có chứa vi khuẩn, tích tụ trên răng, gây viêm mô lợi. Khi mảng bám tồn tại trên răng quá lâu, hình ảnh viêm lợi dễ nhận thấy như lợi bị kích ứng, viêm, đỏ, sưng tấy, chảy máu và tiết dịch. Hơn nữa, vi khuẩn mảng bám còn làm men răng suy yếu. Vì vậy, người bệnh không chỉ cần đánh răng thường xuyên mà còn phải đảm bảo thực hiện đúng cách như đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa hàng ngày và khám răng định kỳ để bảo vệ răng và lợi của mình.
Viêm lợi rất phổ biến, ít gây đau ở giai đoạn đầu nên người bệnh không quan tâm nhiều. Tuy nhiên, người bệnh cần điều trị kịp thời vì viêm lợi có thể tiến triển thành viêm nha chu và gây mất răng.
Những dấu hiệu cho thấy người bệnh viêm lợi, bao gồm:
Hãy đến gặp bác sĩ nếu người bệnh xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh viêm lợi. Chuyên khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK Tâm Anh hội tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và liên tục cập nhật các trang thiết bị hiện đại sẽ giúp chẩn đoán và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp với người bệnh.
Nguyên nhân gây viêm lợi, gồm:
Viêm lợi chủ yếu xảy ra do việc vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho mảng bám – chất giống màng được tạo thành từ vi khuẩn, nước bọt, mảnh vụn thức ăn và tế bào chết liên tục tích tụ lại trên răng (1). Mảng bám này cứng lại theo đường viền lợi sẽ tạo thành cao răng. Một số nguyên nhân phổ biến gây viêm lợi do mảng bám như:
Bệnh xảy ra do nhiễm trùng, dị ứng, chấn thương,… Nếu nhận thấy có dấu hiệu nghi viêm nướu, người bệnh hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK Tâm Anh TP.HCM để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Viêm lợi gây đau, sưng, chảy máu chân răng và hôi miệng.
Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ viêm lợi, gồm:
Có, viêm lợi nguy hiểm. Viêm lợi nếu không được điều trị sẽ tiến triển nặng hơn, lan đến các mô và xương bên dưới thành viêm nha chu và nghiêm trọng hơn có thể gây áp xe, tụt lợi và thậm chí mất răng.
Viêm lợi mạn tính liên quan đến bệnh hô hấp, tiểu đường, bệnh động mạch vành, viêm khớp dạng thấp và đột quỵ. Hơn nữa, vi khuẩn gây viêm nha chu có thể xâm nhập vào máu thông qua mô lợi, gây ảnh hưởng đến tim, phổi và các bộ phận khác của cơ thể.
Vi khuẩn gây viêm lợi có thể lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc nước bọt. Tuy nhiên, viêm lợi khả năng lây bệnh thấp. Người vệ sinh răng miệng kém hoặc sức đề kháng yếu như HIV/AIDS, bệnh bạch cầu có nguy cơ lây bệnh viêm lợi cao.
Các nha sĩ thường chẩn đoán viêm lợi dựa vào:
Viêm lợi điều trị bằng cách loại bỏ hết mảng bám khỏi răng lợi. Người bệnh không cần quá lo lắng, viêm lợi có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Các phương pháp điều trị viêm lợi gồm:
Một số cách chữa viêm lợi tại nhà như sau:
Một số cách phòng ngừa viêm lợi tại nhà, bao gồm:
Người bệnh nếu nhận thấy bản thân có dấu hiệu của bệnh viêm lợi như lợi sưng, chảy máu hoặc răng dễ lung lay. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt để khám và điều trị kịp thời.
Trước khi gặp bác sĩ, người bệnh nên chuẩn bị một số thông tin để bác sĩ nắm rõ tình trạng của mình như:
Ngoài ra, người bệnh có thể chuẩn bị sẵn các câu hỏi bản thân thắc mắc về răng lợi.
Khi đến khám, bác sĩ có thể hỏi người bệnh một số câu gồm:
Viêm lợi không được điều trị có thể trở nên nghiêm trọng hơn và tiến triển thành bệnh viêm nha chu. Hãy gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.