Viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương các mô xung quanh răng, là kết quả của thói quen vệ sinh răng miệng không tốt. Nếu không điều trị, viêm nha chu có thể phá hủy xương nâng đỡ răng, khiến răng bị lung lay hoặc mất răng. Tìm hiểu về dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa viêm nha chu hiệu quả trong bài viết này.
Viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng nướu răng cấp độ nặng, do vi khuẩn và các vi sinh vật khác bám trên bề mặt răng và trong các túi xung quanh răng gây ra. Khi chúng nhân lên, hệ thống miễn dịch phản ứng, dẫn đến viêm quanh chân răng.
Viêm nha chu là bệnh viêm mạn tính. Trong giai đoạn viêm nha chu tiến triển sẽ gây tổn thương xương và răng. Nếu không được điều trị hoặc điều trị sai cách sẽ dẫn đến mất răng, có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và các vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, nếu viêm nha chu được điều trị sớm và duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ được trị khỏi.
Viêm nha chu – Periodontitis gây viêm quanh chân răng
Nướu khỏe mạnh sẽ săn chắc và vừa khít với răng. Màu sắc của nướu khỏe mạnh có thể khác nhau. Chúng có thể có màu từ hồng nhạt đến hồng đậm và nâu tùy vào cơ địa mỗi người. Những dấu hiệu viêm nha chu bao gồm:
Trong một số trường hợp đặc biệt, các triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi người bệnh bước qua tuổi 40. Giai đoạn 40 – 50 tuổi, viêm nha chu có thể tiến triển và người đó có thể bị tổn thương không thể phục hồi.
Hình ảnh viêm nha chu
Viêm nướu xảy ra trước viêm nha chu. Viêm nướu là tình trạng viêm chỉ giới hạn ở đường viền nướu, trong khi viêm nha chu là tình trạng tiêu xương hàm, dây chằng nha chu và xi măng chân răng.
Trong viêm nướu, các cấu trúc neo giữ răng tại chỗ vẫn chưa bị mất. Việc vệ sinh răng miệng tốt tại nhà có thể ngăn viêm nướu và phục hồi nướu khỏe mạnh. Nhưng với bệnh viêm nha chu thì khác, một khi ổ viêm gây ra tình trạng mất xương, tổn thương này không thể phục hồi được. Điều trị viêm nha chu không chỉ cần vệ sinh răng miệng tốt tại nhà và cần sự chăm sóc từ nha sĩ hoặc bác sĩ răng hàm mặt.
Khoảng 90% người lớn bị viêm nướu do mảng bám vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng. Dấu hiệu của viêm nướu bao gồm: nướu đỏ và viêm sưng, có chảy máu trong khi đánh răng, răng không lung lay. Viêm nướu không gây tổn thương không thể khắc phục đối với xương hoặc mô xung quanh. Nhưng nếu không được điều trị có thể tiến triển thành viêm nha chu.
Với viêm nha chu, nướu và xương bị tiêu đi, tạo thành các túi ở chân răng. Chân răng ngày càng lộ ra ngoài. Các mảnh vụn tích tụ trong khoảng trống giữa nướu và răng, gây nhiễm trùng khu vực này. Hệ thống miễn dịch tấn công vi khuẩn khi mảng bám lan ra bên dưới đường viền nướu vào các túi. Điều này dẫn đến một phản ứng miễn dịch, liên quan đến việc giải phóng độc tố và viêm nhiễm, khiến xương và các mô liên kết neo giữ răng bắt đầu bị phá vỡ. Răng có thể bị lung lay và rụng. Những tổn thương do viêm nha chu gây ra không thể khắc phục.
Viêm nha chu gây những tổn thương không thể khắc phục đối với mô và xương
Trong hầu hết các trường hợp, viêm nha chu bắt đầu từ mảng bám (1). Mảng bám là một màng dính được tạo thành từ vi khuẩn. Nếu không được điều trị, bệnh tiến triển theo thời gian thành viêm nha chu:
Viêm nha chu bắt đầu từ những mảng bám chứa đầy vi khuẩn trên răng
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm nha chu bao gồm:
Viêm nha chu là bệnh nguy hiểm vì biến chứng viêm nha chu khiến các cấu trúc hỗ trợ của răng, bao gồm cả xương hàm bị phá hủy. Răng của bạn nới lỏng và có thể bị rụng hoặc cần nhổ và nhiều hệ lụy sức khỏe khác. Vi khuẩn gây viêm nha chu có thể xâm nhập vào máu thông qua mô nướu, ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Viêm nha chu có liên quan đến bệnh hô hấp, viêm khớp dạng thấp, bệnh động mạch vành, sinh non và nhẹ cân cũng như các vấn đề kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh tiểu đường.
Có. Nước bọt chứa vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu rất dễ lây lan từ người bệnh sang người khác. Con đường lây nhiễm chủ yếu qua nước bọt nếu bạn uống chung ly, hôn hoặc dùng chung đồ dùng với người bệnh.
Bệnh nha chu có thể lây nhưng không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ mắc bệnh khi tiếp xúc gần gũi với người bệnh. Nguy cơ lây lan bệnh viêm nha chu tăng lên khi hoạt động tiếp xúc diễn ra trong thời gian dài kết hợp với việc vệ sinh răng miệng kém. Bệnh nha chu hầu như có thể ngừa được bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách.
Khám lâm sàng tại phòng khám nha khoa là cách duy nhất để đánh giá đúng tình trạng của nướu và các cấu trúc nâng đỡ răng. Trong lần kiểm tra đầu tiên, nha sĩ hoặc bác sĩ răng hàm mặt sẽ mất vài phút thực hiện kiểm tra nha chu cơ bản. Quá trình kiểm tra này nhanh chóng xác định xem bạn có bị viêm nướu hoặc viêm nha chu hay không.
Nha sĩ hoặc bác sĩ răng hàm mặt sẽ sử dụng một đầu dò đặc biệt (được gọi là đầu dò nha chu) để thăm khám, đo nhẹ nhàng và chính xác tại các vị trí khác nhau ở 2 hàm. Đầu dò đo khoảng cách giữa đường viền nướu và đáy của “túi”. Ở những vị trí khỏe mạnh, độ sâu thăm dò là 3mm hoặc ít hơn. Ở những nơi có viêm nha chu, độ sâu là 4mm hoặc hơn.
Các lần kiểm tra tiếp theo chỉ được thực hiện nếu nướu răng có dấu hiệu tổn thương cấu trúc nâng đỡ răng. Nha sĩ sẽ đánh giá biểu đồ nha chu, chiều cao của xương hàm (mức bám dính) được ghi sau khám lâm sàng để chẩn đoán chính xác viêm nha chu và lập kế hoạch điều trị tiếp theo.
Việc chụp X-quang để chẩn đoán viêm nha chu được thực hiện sau khi khám lâm sàng. Kết quả chụp X-quang cho thấy mức độ bao phủ của xương quanh răng và giúp ước tính mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất xương.
Xét nghiệm vi sinh kiểm tra thành phần của mảng bám răng để tìm vi khuẩn có hại, chúng bao gồm:
Kết quả xét nghiệm này có thể cung cấp thông tin giúp nha sĩ hoặc bác sĩ phương án điều trị phù hợp và tránh điều trị không cần thiết.
Các trường hợp viêm nha chu được phân loại theo 4 giai đoạn và 3 cấp độ. Các giai đoạn mô tả mức độ nghiêm trọng và mức độ lan rộng của bệnh. Các cấp độ mô tả tốc độ tiến triển có thể xảy ra. Phân loại các trường hợp viêm nha chu theo cách này, nha sĩ và bác sĩ nha chu có thể đưa ra hình thức điều trị thích hợp cho từng người bệnh.
Viêm nha chu là một dạng nặng của bệnh nướu răng. Các triệu chứng đặc trưng bao gồm nướu đỏ, chảy máu và mềm, răng lung lay, hơi thở có mùi và tụt nướu. Viêm nha chu không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát được nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách. Điều này bao gồm vệ sinh răng miệng tốt và làm sạch răng thường xuyên theo các khoảng thời gian khuyến nghị của nha sĩ.
Điều trị nha chu khẩn cấp được áp dụng khi phát hiện khối áp xe ở vùng nướu hoặc phần niêm mạc nướu bị viêm nha chu. Ổ áp xe gây đau và sưng đỏ niêm mạc. Lúc này, nha sĩ hoặc bác sĩ nha chu có thể chỉnh định dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm để làm giảm các triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, điều trị khẩn cấp chỉ là phương án tạm thời, viêm nha chu có khả năng tiến triển thành bệnh mạn tính và tái phát cấp tính theo chu kỳ.
Phương pháp điều trị không phẫu thuật thường hiệu quả với những người bị viêm nha chu nhẹ đến trung bình. Những phương pháp điều trị này bao gồm:
Phẫu thuật điều trị viêm nha chu nếu tình trạng viêm từ trung bình đến nặng. Các phương pháp điều trị phẫu thuật bao gồm:
Thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe nha chu sau khi điều trị khỏi bệnh rất cần thiết. Điều này giúp bạn phát hiện và ngăn chặn kịp thời nguy cơ tái phát bệnh.
Điều trị tại nhà giúp kiểm soát sự tích tụ mảng bám và giảm nguy cơ mắc bệnh nướu răng. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) đưa ra lời khuyên sau:
Viêm nha chu cần được điều trị càng sớm càng tốt
Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm nha chu là tập thói quen chăm sóc răng miệng thật tốt. Bắt đầu thói quen này khi còn trẻ và duy trì trong suốt cuộc đời.
Bạn nên đến gặp nha sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây:
Khi xuất hiện những triệu chứng này bạn có thể cần phải điều trị khẩn cấp hoặc khám lâm sàng để loại trừ các nguyên nhân khác như ung thư miệng hoặc áp xe.
Viêm nha chu có thể xảy ra với những người có thói quen vệ sinh răng miệng xấu, hút thuốc, người mắc các bệnh làm suy giảm miễn dịch,… Viêm nha chu có thể dẫn đến mất răng, khó chịu ở nướu và hôi miệng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các biến chứng khác. Để tránh viêm nha chu, mọi người nên đánh răng 2 lần 1 ngày, dùng chỉ nha khoa hàng ngày và khám nha sĩ ít nhất mỗi năm một lần. Một chế độ ăn uống ưu khoa học, đủ dinh dưỡng cũng có thể hữu ích.